Thuy Hử Truyện – Tuyệt phẩm kinh điển Top 1 Trung Quốc

Thuy Hử Truyện – Tuyệt phẩm kinh điển Top 1 Trung Quốc. Dù đã trải qua mấy trăm năm thăng trầm trong nền văn học, Thủy Hử vẫn luôn là cái tên mà mỗi khi nhắc đến, ai cũng phải trầm trồ thán phục, xứng đáng là tác phẩm kinh điển nổi tiếng nhất Trung Quốc. Hôm nay, hãy cùng mana88 khám phá về tác phẩm này nhé.

Thuy Hử Truyện – Tuyệt phẩm kinh điển Top 1 Trung Quốc 

Thủy hử hay còn gội Thủy hử truyện, dịch ra nghĩa đen là “bến nước” – một tác phẩm trong tổng số bốn tác phẩm cực kỳ lớn của văn học cổ điển Trung Hoa (nhóm Tứ đại danh tác). Tác giả Thủy hử từng gây tranh cãi khi có nguồn cho rằng là của tác giảThi Nại Am cũng có người cho rằng của La Quán Trung. Tuy nhiên, sau nhiều nghiên cứu thì tác gỉa được xác định là Thi Nại Am sáng tác vào thế kỷ thứ 14.

thuy hử

Truyện được viết dựa trên sách Đại Tống Tuyên Hòa di sự. Cốt truyện Thủy Hử là sự hình thành và những tạo dựng thành tích của một nhóm người chống phá triều đình mà trở thành sơn tặc, cướp, gọi là 108 anh hùng Lương Sơn Bạc.

Tác giả

Thi Nại Am theo sách sử liệu ghi chép sinh năm 1296, mất năm 1370. Ông sống trong khoảng thời gian vào cuối nhà Nguyên, đầu đời nhà Minh. Quê của Thi Nại Am ở huyện Ngô, tỉnh Giang Tô, Trung Hoa. Thi Nại Am thiếu thời đỗ tiến sĩ năm 1330 dưới đời Nguyên, sau làm quan 2 năm ở Tiền Đường. Vì những bất mãn với triều đình nhà Nguyên, ông đã từ quan về ở ẩn, chỉ chuyên tâm sáng tác và thưởng thức văn học.

thuy hử
Thi Nại Am

Thủy hử là tác phẩm vô cùng nổi tiếng của Thi Nại Am, ông sáng tác dựa trên những câu chuyện truyền miệng trong dân gian có từ đời Tống, Nguyên. Có nhiều người lầm tưởng Thủy Hử là của La Quán Trung và Thi Nại Am cùn nhau viết ra, hoặc là của một mình La Quán Trung. Trên thực tế, do cuộc đời hai thi hào khá giống nhau nên có sự hiểu lầm.

Cốt truyện

Thi Nại Am dành 70 hồi để diễn giải quá trình tập hợp, cùng nhau kết nghĩa của các anh hùng hảo hán tại bến nước, nhằm hình thành quân khởi nghĩa tên Lương Sơn Bạc. Tuy nhiên, nhân vật đầu tiên Thi Nại Am kể đến không nằm trong nghĩa quên Lương Sơn mà là một gian thần tên Cao Cầu.

Cao Cầu có thể được xem như hiện thân cho một chế độ nhà Bắc Tống thối nát. Từ đây phản ánh bối cảnh triều chính lúc bấy giờ vô cùng hỗn loạn. Người chịu trách nhiệm cao nhất ở đây là hoàng đế Tống Huy Tông – một phế vương chỉ biết chơi bời, không màng việc triều chính.

Mối liên kết, hợp tác giữa các gian thần Cao Cầu, Dương Tiễn, Lương Trung Thư,… và cả bộ máy quan lại tham nhũng, quỉ quyệt, tàn ác đã hãm hại các trung thần của triều đình (Lâm Xung, Dương Chí, Võ Tòng, Hoa Vinh, Tống Giang,…) Uất hận rời bỏ triều đình mà tham gia Lương Sơn Bạc.

thuy hử

Bên cạnh các quan thần rời bỏ triều đình, có những anh hùng áo vải xuất thân thôn dã, họ bất bình với sự áp chế, bóc lột của đám quan lại Sử Tiến, Lưu Đường,… thế nên họ chống trả lại, trở thành tội dân và tham gia Lương Sơn Bạc.

Thủy hử là bức tranh được vén màn hiện thực bởi một nhóm anh hùng tề tựu, phản ánh một xã hội phong kiến quan liêu, tàn độc, điều đó rất được lòng của đông đảo nhân dân lao động nghèo khổ đang bị bóc lột, áp bức nên Thủy hử trở thành niềm tin và tín ngưỡng trong lòng họ.

thuy hử

Điều khiến Thủy hử trở nên hấp dẫn đến thế, không chỉ là tính cách phong phú của các nhân vật, tác giả xây dựng tình tiết còn mang nhiều sự bất ngờ, thú vị cho người đọc. 

Người đứng đầu thứ nhất của Lương Sơn Bạc là Vương Luân, bất ngờ lại bị Lâm Xung giết chết để tôn Tiều Cái. Tiều Cái từ đây được xem là người dẫn dắt Lương Sơn, thế nhưng lại không phải là một trong 108 vị anh hùng. Vì Tiều Cái tử trận, trước khi Lương Sơn có đủ 108 người.

Đặc biệt, trong các anh hùng Lương Sơn không phải chỉ có đàn ông, còn có 3 người phụ nữ là Cố Đại Tẩu, Hổ Tam Nương và Tôn Nhị Nương. Mỗi anh hùng Lương Sơn đều tài giỏi và có tính cách rất riêng, từ đó không tạo sự nhàm chán cho người đọc.

Giá trị nghệ thuật

Về mặt cấu trúc, tác phẩm được các độc giả yêu mến, xem như hàng trăm truyện ngắn, tác phẩm ngắn ly kỳ, nhưng vẫn có thể đứng độc lập tựa những tác phẩm dài riêng lẻ. Quan trọng, dưới ngòi bút của Thi Nại Am, chúng được liên kết nhất quán thành một hệ thống cau chuyện hoàn chỉnh. 

Kết cấu đó, mang mọi sự đặc sắc của những lời kể dân gian kết chung lại, hoàn chỉnh tạo thành một tác phẩm vĩ đại. Tạo thành sợi dây kết nối không gian và thời gian, phản ánh một hiện thực mà dù ở trong thời đại nào cũng có. Một chế độ phong kiến lấy giai cấp làm đầu, áp bức và tự cho mình cái quyền coi rẻ người khác.

Hơn hết, là sự chói sáng của các anh hùng hảo hán từ khắp nơi tề tựu về, họ cùng nhau chiến đấu và chứng minh một sự đẹp đẽ mà xã hội cần phải có và luôn tồn tại.

thuy hử

Thi Nại Am thành công xây dựng được những nhân vật không những có “hành động và suy nghĩ phù hợp với thời đại và địa vị” mà bên trong đó còn có cá tính mạnh mẽ, phong phú. Hình dáng và lời nói của họ không ai giống ai, đi ngược lại quan niệm của người cùng thời.

Tác phẩm phác họa được tính cách nhân vật rất điển hình, thậm chí dị biệt. Giá trị nghệ thuật được đề cao ở đây là sự thoát khỏi những khuôn mẫu về hình tượng hiền lành, nho nhã, gia giáo, mà thoát ra làm điều khác biệt. Bỏ đi các lối văn vẻ sáo rỗng mà đánh thẳng vào hiện thực. Nhờ đó mà Thủy Hử cứ mãi tồn tại cho đến này nay. 

Lời kết

Hồi kết của Thủy Hử chúng tôi không kể chi tiết, hi vọng các độc giả tìm đọc và tự tìm lấy cảm nhận riêng của mình về kết cục. Hãy xem xem Lương Sơn Bạc có thành công lật đổ triều đình? Và xem xem thời đại chúng ta đang sống có tìm được những anh hùng thực thụ và có một sống tốt hơn?

Dù sao đi nữa, Thủy Hử vẫn là tác phẩm trác tuyệt trong lòng người đọc và tương lai, vẫn là điểm tựa mạnh mẽ cho nền văn học chân chính.